“Giá trị ngắn hạn” luôn tuân theo một nguyên tắc cơ bản: “Không ưu tiên cho bất kỳ dự án nào trên thị trường”.
Thẳng thắng mà nói, chúng ta nên tránh nắm giữ dài hạn chỉ vì ban đầu cảm thấy lạc quan về một dự án. Vì về lâu dài sẽ luôn có nhiều vấn đề khác nhau trong quá trình phát triển dự án, chẳng hạn như team ngừng hoạt động, những thay đổi trong mô hình tokenomic, tiến độ việc hợp tác hoặc phát triển dự án, áp lực bán token của team,… Những điều này sẽ hướng đến những mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Chúng ta nên luôn cảnh giác và chú ý đến từng động thái của các dự án, điều này sẽ giúp chúng ta nắm bắt được giá trị ngắn hạn và tránh mắc bẫy trong suốt quá trình đầu tư.
Nắm bắt giá trị cùng Curve
Lấy Curve làm ví dụ, Curve không chỉ là một DEX stablecoin với độ trượt giá thấp mà còn là “basic layer” của các DEX, cung cấp các giải pháp thanh khoản.
Giải pháp thanh khoản của Curve là chế độ “đồng tiền mạnh (hard currency) – thanh khoản – veCRV”. BTC, ETH và stablecoin (chẳng hạn như USDT) là các loại đồng tiền có “tiếng nói” trong ngành tiền điện tử. Hầu hết các stablecoin / token được phát hành bởi các dự án DeFi xây dựng trên blockchain Ethereum đều cần phải được sử dụng và trao đổi thông qua Curve hay hệ sinh thái khác. Nếu không, các stablecoin / token này sẽ không có giá trị nếu chúng chỉ lưu hành trong hệ sinh thái của chúng.
Trong khi đối với pool kết nối với Curve, CRV cần được mua theo cơ chế Vote Power + Boost để đổi lấy veCRV. Cơ chế này cần mua CRV liên tục để duy trì số lượng vote và làm mới thời gian khóa. Đồng thời, thuật toán độc đáo của Curve có thể nhân cơ sở khai thác thanh khoản lên nhiều lần.
So với các dự án DEX nói chung, mô hình veCRV của Curve nâng cao giá trị của CRV thay vì giới hạn chúng trong chức năng quản trị.
Curve nằm trong nhóm thuộc các dự án bắt đầu với giá trị cao, nhưng sau đó giá lại giảm xuống ngày càng thấp. Giá thấp nhất trên thị trường thứ cấp từng giảm xuống dưới mức giá mở cửa. Đã từng có thời điểm ngay cả nhóm sáng lập cũng rút khỏi dự án, biến Curve thành Curve DAO.
Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của các dự án đa chuỗi, chuỗi chéo, chuỗi công khai, các giải pháp mở rộng và hệ sinh thái chuỗi chéo đã tiếp thêm sức mạnh cho Curve. Họ tiếp tục chọn Curve để cung cấp các giao dịch stablecoin cho hệ sinh thái dự án của mình và tăng tính thanh khoản thông qua Curve. Ví dự như các dự án như Polkadot Parachain Moonbeam; Optimism và Arbitrum – các giải pháp mở rộng của Ethereum; Fantom, Harmony và Avalanche – các dự án chuỗi công khai; cùng với đó là các dự án sidechain như Polygon và xDai.
Không giống như các thông báo thông thường về sự hợp tác giữa 2 dự án, những lần hợp tác này được kết hợp để tích hợp tính thanh khoản của hệ sinh thái đa chuỗi vào Curve, điều này có thể đẩy nhanh việc nắm bắt giá trị của CRV.
Theo dữ liệu của MEXC, từ ngày 14 đến ngày 15/2, nhìn vào khung thời gian 15 phút, CRV đã tăng 20%, từ 2.65 USDT lên 3.19 USD và gần như ở vị trí dẫn đầu; CRV3L (đòn bẩy ETF CRV 3x Long) tăng 68.51%, từ 0.27 USDT lên 0.455 USDT.
Hãy sẵn sàng để nó ra đi
Tại sao một số dự án không thích hợp để nắm giữ lâu dài?
Hãy ví dự một dự án ảo với tên yBC. Giả sử team của dự án này đã từng có kinh nghiệm phát triển trong các dự án phổ biến khác, sự ra mắt của yBC có vốn đầu tư mạnh và có sự hỗ trợ của một số quan hệ đối tác IP lớn, trở thành người dẫn đầu của một lĩnh vực nhất định. Khi token của dự án được niêm yết trên thị trường thứ cấp, Alice chọn cơ hội để mua và bán chúng sau khi nắm giữ một thời gian (có thể là một tháng hoặc nửa năm) để thu lợi nhuận.
Giả sử Alice tiếp tục nắm giữ token của dự án, các tình huống sau có thể xảy ra trong tương lai:
Bên dự án thay đổi mô hình tokenomic gây bất lợi cho sự phát triển. Hoặc sau khi xác minh thị trường, các ứng dụng cốt lõi của dự án đã bị làm sai lệch, tất cả đều có thể dẫn đến một kết quả là Alice sẽ phải tạm thời từ bỏ và tìm kiếm một dự án khác
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Trước khi mua lại yBC, dự án sẽ dưa ra các ứng dụng mới và dần lấy lại vị thế dẫn đầu, có thể giá vào lệnh tiếp theo của Alice sẽ ngay sau khi mô hình đảo chiều chữ V diễn ra.
Không FOMO khi dự án mới khởi động
Nhiều dự án quả thực sẽ tiếp tục tăng giá chóng mặt trong những ngày đầu ra mắt, nhưng đây chắc chắn không phải là lý do để chúng ta FOMO. Chúng ta vẫn cần quan sát, đợi cho đến khi giá token ổn định và đạt mức kỳ vọng để giảm thiểu việc mắc bẫy giá.
Trong một số dự án, team sẽ nắm giữ một tỷ lệ rất lớn các token hoặc các token ẩn tăng lên thông qua quá trình phân phối. Trước khi ra mắt trên thị trường thứ cấp, đội ngũ phát triển đã bơm giá token điên cuồng trên DEX, khiến mọi người có ảo tưởng đây là một dự án tốt. Sau khi tung ra thị trường thứ cấp, team sẽ bán phá giá một cách điên cuồng mà không nghĩ đến tương lai của dự án.
Hai là giá của một số dự án có vẻ đẹp đã được đầu cơ để có giá trị cao trên thị trường sơ cấp, với sự tham gia của các tổ chức đầu tư mạo hiểm, chúng sẽ trở lại mức giá hợp lý sau khi phát hành trên thị trường thứ cấp. Vì vậy, bạn không nên trở thành người đầu tiên FOMO.
Việc có nên FOMO hay không phải dựa trên sự quan sát và hiểu biết của bạn về dự án, chẳng hạn như khi nào áp lực bán diễn ra sau khi token được mở khóa, khi nào chúng sẽ đạt đến một vùng giá hợp lý và khi nào có sự đảo chiều mô hình chữ V. Điều tồi tệ nhất có thể là cơ chế của dự án có vấn đề, dẫn đến giá token của dự án lao dốc không phanh và không thể hình thành sự đảo chiều mô hình chữ V từ biểu đồ hình nến.
Đón đọc thêm các bài viết khác trên trang Blog MEXC của chúng tôi để trang bị thêm cho bạn hành trang vào thị trường tiền điện tử !
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất chia sẻ thông tin và không mang tính gợi ý đầu tư cho bất kỳ dự án cụ thể nào.
Tham gia MEXC và bắt đầu giao dịch ngay hôm nay!