Giao dịch Spot có tốt hơn giao dịch Futures không?

Thị trường tiền mã hoá cực kỳ thú vị! Người dùng trên thế giới đang giao dịch ở nhiều sàn để thu lợi nhuận. Vậy nên tham gia giao dịch Spot hay giao dịch Futures? Cả hai phương thức giao dịch này đều mang lại những ưu điểm độc đáo đi kèm với những thách thức riêng. Hãy cùng khám phá từng phương thức và xem loại nào phù hợp nhất nhé!

Giao dịch Spot có tốt hơn giao dịch Futures không?
Giao dịch Spot có tốt hơn giao dịch Futures không?

Tìm hiểu về giao dịch Spot

Giao dịch Spot trên thị trường tiền mã hoá bao gồm việc mua hoặc bán ngay các loại tiền mã hoá như Bitcoin, Ethereum hoặc bất kỳ altcoin nào khác. Về cơ bản, bạn mua tiền mã hoá với giá thị trường, sau đó sẽ được chuyển vào ví của bạn ngay. Ngoài ra, ưu điểm chính của giao dịch Spot chính là sự đơn giản.

Bạn mua tiền mã hoá, nắm giữ và bán sau khi giá tăng lên. Ví dụ: Mua 1,000 MX với giá $3 vào tháng 1. Sau đó, bán tất cả token MX vào tháng 3 với giá $5. Có nghĩa là bạn đã có lợi nhuận ròng $2. Đây là cách tiếp cận đơn giản và lý tưởng cho người dùng muốn sở hữu trực tiếp tài sản kỹ thuật số.

Tìm hiểu về giao dịch Futures

Mặt khác, giao dịch Futures Vĩnh cửu là một sản phẩm phái sinh phổ biến trên thị trường tiền mã hoá. Không giống như các hợp đồng Futures truyền thống có ngày hết hạn cố định, phương thức giao dịch này không có ngày hết hạn. Điều này cho phép nhà giao dịch nắm giữ vị thế vô thời hạn, miễn là đáp ứng đủ các yêu cầu về ký quỹ.

Đặc điểm chính của Futures Vĩnh cửu

Không hết hạn

Đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng Futures Vĩnh cửu là không có ngày hết hạn. Nhà giao dịch có thể nắm giữ vị thế bao lâu tuỳ ý, miễn là duy trì đủ khoản ký quỹ để bù đắp các khoản lỗ.

Tỷ lệ Funding

Để đảm bảo giá của hợp đồng Futures Vĩnh cửu duy trì gần với giá thị trường Spot, các sàn giao dịch sử dụng một cơ chế gọi là tỷ lệ Funding. Tỷ lệ Funding là khoản thanh toán định kỳ được trao đổi giữ các vị thế Long và Short. Nếu tỷ lệ Funding dương, các nhà giao dịch nắm giữ vị thế Long sẽ phải trả cho các nhà giao dịch nắm giữ vị thế Short, và ngược lại nếu tỷ lệ này âm. Cơ chế này giúp liên kết giá Futures với giá Spot.

Đòn bẩy

Giao dịch Futures Vĩnh cửu cho phép sử dụng đòn bẩy đáng kể, có nghĩa là nhà giao dịch có thể kiểm soát một vị thế lớn với một số vốn tương đối nhỏ. Đòn bẩy khuếch đại lợi nhuận tiềm năng, những cũng đầy rủi ro. Ví dụ: Với đòn bẩy 10x, biến động 1% trong giá tài sản cơ bản sẽ dẫn đến biến động 10% trong vị thế của nhà giao dịch.

Yêu cầu ký quỹ

Để có thể giao dịch Futures Vĩnh cửu, nhà giao dịch phải nộp tài sản thế chấp, được gọi là ký quỹ. Có hai loại ký quỹ chính: Ký quỹ ban đầu (Số lượng cần thiết để mở một vị thế) và ký quỹ duy trì (Số dư tối thiểu cần thiết để giữ vị thế đã mở). Nếu số dư giảm xuống dưới mức Ký quỹ duy trì, vị thế có thể bị thanh lý để ngăn chặn thua lỗ nhiều hơn.

Ví dụ về giao dịch Futures Vĩnh cửu

Chúng tôi sẽ lấy giao dịch BTC Futures Vĩnh cửu với đòn bẩy 20x để làm ví dụ:

  1. Mở vị thế: Bạn quyết định mở một vị thế Long khi Bitcoin đang giao dịch ở mức $10,000. Bạn cam kết $500 làm ký quỹ ban đầu.
  2. Đòn bẩy: Với đòn bẩy 20x, kích thước vị thế là $10,000 (20 lần số tiền ký quỹ ban đầu).
  3. Tỷ lệ Funding: Giả sử tỷ lệ Funding là 0.01% mỗi 8 giờ. Nếu giữ vị thế trong một ngày, bạn có thể phải trả 0.03% của kích thước vị thế ($10,000), tức là $3 cho các khoản phí Funding.
  4. Biến động giá: Nếu giá của Bitcoin tăng lên $10,500, giá trị của vị thế tăng lên $10,500, tạo ra khoản lợi nhuận $500. Vì bạn sử dụng đòn bẩy 20x, điều này có nghĩa lợi nhuận tương đương 100% ký quỹ ban đầu (Lợi nhuận $500 từ ký quỹ $500).
  5. Gọi ký quỹ và thanh lý: Nếu giá của Bitcoin giảm xuống $9,750, giá trị của vị thế giảm xuống $9,750, dẫn đến khoản lỗ $250. Nếu khoản lỗ vượt quá ký quỹ duy trì, vị thế có thể bị thanh lý để ngăn chặn thua lỗ nhiều hơn.

So sánh phí giao dịch

Khi nhắc đến giao dịch tiền mã hoá, việc hiểu cấu trúc phí là rất quan trọng.

Phí giao dịch Spot

Phí giao dịch Spot thường ít hơn phí giao dịch Futures. Khi mua hoặc bán tiền mã hoá trên thị trường Spot, bạn thường phải chi trả một khoản phí giao dịch. Thông thường, đó là một tỷ lệ phần trăm của giá trị giao dịch. Hơn nữa, các khoản phí sẽ được chia thành phí Taker và phí Maker.

Ví dụ: Nếu một sàn giao dịch tính 0.2% phí và bạn mua Bitcoin trị giá $5,000, phí Maker sẽ là:

Phí=$5,000×0.002=$10

Tương tự, nếu một sàn giao dịch tính 0.2% phí và bạn bán số Bitcoin trị giá $5,000, phí Taker sẽ là:

Phí=$5,000×0.002=$10

Tổng cộng, bạn cần chi trả $20 cho giao dịch Spot đối với loại coin cụ thể này.

Phí giao dịch Futures Vĩnh cửu

Ngược lại, giao dịch Futures Vĩnh cửu có cấu trúc phức tạp hơn. Ngoài phí giao dịch còn có các loại phí cho việc sử dụng đòn bẩy, còn được gọi là tỷ lệ Funding, có thể thay đổi tuỳ vào điều kiện thị trường. Hãy xem xét ví dụ sau:

Giả sử bạn chọn giao dịch Bitcoin Futures Vĩnh cửu với đòn bẩy 20x, cam kết ký quỹ ban đầu $500. Kích thước vị thế sẽ là $10,000 (Gấp 20 lần kỹ quỹ ban đầu). Nếu tỷ lệ Funding là 0.01% mỗi 8 giờ và bạn giữ vị thế trong một ngày (Ba khoảng thời gian 8 giờ), bạn phải trả phí Funding:

Phí Funding hàng ngày=$10,000×0.0001×3=$3

Ngoài ra, bạn sẽ phải trả phí cho Maker và Taker tương tự như cách hoạt động của giao dịch Spot.

Cái nào sẽ tốt hơn với bạn?

Giao dịch Spot và giao dịch Futures đều đi kèm với các rủi ro riêng. Giao dịch Spot thường được xem là ít rủi ro hơn vì bạn hoàn toàn sở hữu tiền mã hoá và không có đòn bẩy. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là lợi nhuận tiềm năng trực tiếp phụ thuộc vào số vốn ban đầu.

Giao dịch Futures cung cấp khả năng sinh lợi cao hơn với số vốn nhỏ ban đầu nhờ vào việc sử dụng đòn bẩy. Tuy nhiên, điều này sẽ đi kèm với mức độ rủi ro tăng lên tương ứng. Một quyết định sai trong giao dịch Futures không chỉ có thể xoá sạch ký quỹ ban đầu mà còn dẫn đến thua lỗ khác do tính chất đòn bẩy của giao dịch. Hơn nữa, các khoản phí giao dịch Futures thường cao hơn. Điều này là do bạn có thể mở và đóng rất nhiều giao dịch với một số vốn nhỏ. Những khoản phí này có thể làm giảm lợi nhuận.

Hướng dẫn giảm phí giao dịch

Phí giao dịch có vẻ như không đáng kể. Tuy nhiên về lâu dài, khoản phí này sẽ tích luỹ lại thành một khoản lớn. Vì vậy, MEXC hiện đang là sàn giao dịch tiền mã hoá tốt nhất với nhiều ưu đãi phí giao dịch. MEXC cung cấp phí thấp nhất thị trường, tiết kiệm đáng kể cho nhà giao dịch. Tại MEXC, người dùng có thể tận hưởng 0.000% phí Maker và chỉ 0.100% phí Taker cho giao dịch Spot. Trong khi đó, giao dịch Futures cũng cực kỳ hấp dẫn với 0% phí Maker và 0.010% phí Taker.

Ngoài ra, khi nắm giữ tối thiểu 1,000 MX trong 15 ngày liên tiếp, người dùng có thể tận hưởng ưu đãi giảm đến 100% phí giao dịch Spot, giúp giảm chi phí xuống 0 hiệu quả. Đối với giao dịch Futures, người dùng có thể tận hưởng ưu đãi giảm 10% thông qua tính năng Khấu trừ MX, giảm thêm chi phí giao dịch. Những tính năng này giúp MEXC trở thành lựa chọn xuất sắc cho những nhà giao dịch mong muốn tối đa hoá lợi nhuận và giảm ảnh hưởng của phí giao dịch. Tham gia MEXC và tận hưởng phí thấp nhất thị trường!

MEXC sẽ tạo thêm hứng thú cho hành trình giao dịch của bạn

Bạn có biết token MX có giá trị hơn bất kỳ token nào khác trên MEXC không? Tận hưởng vô vàn lợi ích, ưu đãi, airdrop miễn phí và thậm chí cả hoa hồng giới thiệu!

Khám phá lợi ích khi nắm giữ MX tại đây: Vì sao nên nắm giữ MX?

Ngoài ra, MEXC cung cấp hơn 70 airdrop miễn phí mỗi tuần! Tham gia dễ dàng và phần thưởng cực lớn.

Tìm hiểu sàn giao dịch dẫn đầu về airdrop: MEXC – Nền tảng airdrop tốt nhất trong thị trường tiền mã hoá

Tham gia MEXC và bắt đầu giao dịch ngay hôm nay!